The Rain on the Leaves – Giọt mưa trên lá

March 3, 2009

http://www.youtube.com/watch?v=XpoZm3qSADA
Giot Mua Tren La, Music and Lyric by Pham Duy

English Lyric: Steve Addiss
http://oncampus.richmond.edu/news/experts/addiss.html

The rain on the leaves is the tears of joy
Of the girl whose boy returns from the war.
The rain on the leaves is the bitter tears
When the mother hears her son is no more.
The rain on the leaves is the cry that is torn
From a baby just born as life is begun
The rain on the leaves is an old couple’s love
Much greater now than when they were young.

The rain on the leaves is the passionate voice
In a final choice when last love is near.
The rain on the leaves is the voice surprised
As it realizes its first love is here.
The rain on the leaves is the heart’s distress
And a loneliness, as life passes by.
The rain on the leaves is the last caress
And a tenderness before love can die.

*

Giọt mưa trên lá nước mắt mẹ già
Lã chã đầm đìa trên xác con lạnh giá.
Giọt mưa trên lá nước mắt mặn mà
Thiếu nữ mừng vì tan chiến tranh chồng về
Giọt mưa trên lá tiếng khóc oa oa
Đứa bé chào đời cho chúng ta nụ cười
Giọt mưa trên lá tiếng nói bao la
Tóc trắng đậm đà êm ái ru tình già.

Giọt mưa trên lá tiếng nói thầm thì
Bóng dáng Phật về xoa vết thương trần thế
Giọt mưa trên lá tiếng nói tinh khôi
Lúc Chúa vào đời xin đóng đanh vì người
Giọt mưa trên lá tiếng khóc chơi vơi
Thế giới lạc loài chưa thoát ra phận người
Giọt mưa trên lá cố gắng nguôi ngoai
Nói với loài người : xin cứ nuôi mộng dài.

Giọt mưa trên lá bối rối, bồi hồi,
Ráo riết, miệt mài, em (anh) biết yêu lần cuối.
Giọt mưa trên lá bỡ ngỡ, xôn xao,
Cuống quít, dạt dào, anh (em) biết yêu lần đầu
Giọt mưa trên lá thấp thoáng, bơ vơ
Khép nép, đợi chờ, xa cách nhau vài giờ
Giọt mưa trên lá dĩ vãng xa xôi
Sớm tối bùi ngùi, xa cách nhau một đời
_______________
Bổ sung: 1 đoạn clip nhạc sĩ Phạm Duy và Steve Addiss cùng hát bài “Đèn cao Châu Đốc gió độc Gò Công” trong Trường ca Con Đường Cái Quan. Giọng của Steve tuy hơi lơ lớ, nhưng vẫn khá rõ chữ.
http://www.youtube.com/watch?v=tNimxP1xB6Q

Sự thật

February 21, 2009

Sự thật – Hoa hồng
đều có gai
Này kẻ đùa chơi
hãy dừng lại!

Hít một hơi sâu trước khi quyết định
Chạm hay không là quyền của ngươi

Nhưng dù qua một lớp khăn rồi
Chiếc gai cũng tới hồi đâm thủng!

Đi xem FABBA

February 15, 2009

Có nhiều người bạn của tôi nói rằng: “Hàng thiệt thì coi, hàng giả thì thôi”. “Hàng thiệt” ở đây ý chỉ ban nhạc ABBA, một huyền thoại của thập niên 70-80, và “hàng giả” là FABBA, một ban nhạc người Úc thành lập năm 1999, tái hiện lại hình ảnh của ABBA với một vài sự cách tân hoá. Thực ra theo tôi nghĩ,” hàng giả” cũng có nhiều loại. Giống như mấy năm trước, khi bánh trung thu Đồng Khánh được ưa chuộng thì ngay lập tức xuất hiện thêm các hiệu Tân Đồng Khánh, Đồng Khánh 2, v.v.. đó là làm giả ăn theo để kiếm lời. Còn ở đây, nhóm FABBA được lập ra khi nhóm ABBA đã giải thể, cộng thêm việc ABBA đã tuyên bố sẽ không bao giờ xuất hiện chung trên sân khấu (dù sau này họ có gặp gỡ nhau ngoài đời và ôn lại những ngày tháng cũ, và họ đã từng hát chung trong 1 chương trình – nhưng cũng chỉ cùng đứng “sau cánh gà” chứ không cùng “lên sấn khấu”). Như vậy, FABBA được lập ra rõ ràng với thành ý tốt, muốn giữ cho những giai điệu ngọt ngào của ABBA được sống dài hơn, lâu hơn trong lòng người hâm mộ. Muốn tiếp bước một huyền thoại! Và ngoài ra, FABBA cũng rất đáng khen ngợi, đã tạo được những nét riêng của mình, phù hợp với thị hiếu âm nhạc hiện thời, mà cũng không “tàn phá” quá độ phong cách truyền thống của ABBA.

Đêm 14/2 vừa qua, tôi đã đi nghe FABBA tại CLB Lan Anh.
Ngoại trừ một vài vấn đề nho nhỏ, như chương trình mở màn hơi trễ, và dàn âm thanh hơi to quá mức, thì đó là một buổi tốt tuyệt vời. Và tôi rất vui vì mình đã đến đấy!

Buổi diễn mở màn bằng bài hát Happy New Year. Khi giọng hát cất lên, thật là sự ngạc nhiên thú vị khi thấy giọng hát của hai cô gái đã được luyện rất giống với giọng của Agnetha và Frida. Tuy nhiên, cách phát âm, nhả chữ có một vài khác biệt (do ABBA xuất xứ từ Thuỵ Điển, còn FABBA từ Úc – điển hình là từ “dance”, ABBA hát /dens/ còn FABBA hát /da:ns/). Ngoài ra dựa vào độ nhấn và luyến láy, tôi có cảm nhận cá tính của Agnetha “giả” bộc trực thằng thừng hơn Agnetha “thật”, và Frida “giả” yểu điệu hơn Frida “thật”. Có lẽ vì hai cái “hơn” ấy (hoặc cũng có lẽ vì dàn âm thanh), giọng của hai người không hoà hợp thật hoàn hảo như cặp đôi trong ABBA!

Đó chỉ là nhận xét ban đầu về giọng hát, vì hai cô nàng chưa xuất hiện ở bài đầu.
Đến bài hát thứ hai, Money Money Money, FABBA mới xuất hiện. Tiếng vỗ tay rào rào nổi lên. Mọi người, trong đó có tôi, hướng mắt về phía sân khấu, có gắng quan sát kỹ dung mạo của “đàn em” ABBA. Không thật sự giống, ngay cả hao hao cũng không. Nhưng họ cũng đã tái hiện lại được một vài nét tiêu biểu như là màu tóc, cách ăn mặc và động tác sân khấu (phục trang của họ lấy hình mẫu từ nhiều tour diễn trước đấy của ABBA, và động tác tay trong Ring Ring, Mamma Mia… cũng khá giống với các video clip nguyên mẫu)

Bên cạnh 4 thành viên chính, trên sân khấu có thêm 1 tay trống và 1 tay guitar điện. Như vậy, 1 bộ trống, 1 piano, 2 guitar, đó là tất cả dàn nhạc cho đêm hôm ấy. Thế đã là quá đủ, tay trống của FABBA là một kinh ngạc thứ hai trong đêm diễn! Các nhịp trống điêu luyện và mạnh mẽ đã thổi một luồng sinh khí mới cho nhiều bài hát của ABBA như Money Money Money, Ring Ring, Waterloo… Nó là khác biệt rõ rệt nhất giữa ABBA và FABBA. FABBA nặng về rock hơn! Có nhiều bài của ABBA khi trước tôi vốn không thích, như I Do I Do và Honey Honey, thì đêm hôm ấy, nhờ vào nhịp trống biến tấu đầy ngẫu hứng mà tôi thấy “dễ chịu” với chúng hơn. Tuy nhiên, cũng phải nói là sự biến tấu ấy không phải lúc nào cũng hiệu quả. Chẳng hạn như với bài Chiquitita, The Winner takes it all… là những bài buồn và cảm động, nhịp trống không ăn nhập được với bài hát. Và ở bài Thank you for the music, nhịp trống đã lấn át cả giọng hát của cô gái tóc vàng. Không biết có phải vì nhịp trống quá mãnh liệt ấy, hay vì tiếng guitar điện hơi quá to, mà giữa chương trình, có một cô bé đằng sau tôi khóc thét lên đòi ba mẹ dẫn về (!)

Nhưng nói chung, phần trống là phần tôi ưng ý nhất trong đêm diễn. Kế đến là sự dí dỏm của ban nhạc. Các cô gái rất năng giao lưu với khán giả, và hay nói đùa giữa các bài hát, ngay cả trong bài hát cũng đùa (trong Money Money Money, thay vì hát “I have to go to Las Vegas or Monaco” thì họ lại hát “to HoChiMinh or Monaco”) Điều đó đã khiến khoảng cách giữa họ và khán giả thu hẹp lại rất nhiều. Càng về sau, các bài hát càng được hưởng ứng nồng nhiệt. Ở hai dãy bên, có nhiều người nhảy từ đầu buổi diễn đến cuối không biết mệt. Rồi hò hét, hưởng ứng vang trời!

Tôi không biết ở những nơi khàc thì sao, chứ ở CLB Lan Anh hôm qua, FABBA đã gặt được một thành công đáng kể. Chỉ có điều, không biết khán giả hưởng ứng, vì họ đã được thấy lại ABBA mà họ yêu thương sống lại trên sàn diễn, hay họ chỉ xem đó là một show diễn tuyệt vời với những giai điệu sôi động và rộn rã?

Minh Họa Truyện Kiều – Phần Ba

February 4, 2009

Minh Họa Truyện Kiều - Phần Ba

Sau khi nhà tôi mất, sau khi tôi bị mổ tim (1999), tôi không còn thiết tha gì với âm nhạc nữa, tôi dìm tôi vào một nỗi buồn sâu thẳm tưởng như không bao giờ có thể nguôi ngoai… Nhưng tôi đã không ngăn được tôi là phải hoàn tất Minh Họa Truyện Kiều. Kiều Hai đã soạn xong, đã được tôi đem đi phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới…

Và sau khi tôi trở về thăm quê hương (năm 2000) thì tôi như người hồi sinh, sẵn sàng để vật lộn với Kiều Ba.

Vào đầu Xuân năm 2000, đúng như tôi đã hứa qua bài Rong Ca số 2 – Hẹn Em Năm 2000 – soạn trong năm 1982… tôi leo lên máy bay trở về quê hương. Tính ra tôi đi đi, về về Việt Nam tới 9 lần, và cho tới năm 2005 thì tôi quyết định từ biệt Hoa Kỳ để về sống hẳn ở quê hương.

Trong đời tôi, cứ mỗi lần khổ đau, lạc lối, tôi lại tìm về quê hương, tưởng tượng như đang đắm mình trong dòng suối quê, lòng lắng xuống, lắng nghe lại tiếng gọi nhiệm mầu của thiên thu trong tâm hồn mình, và tiếng gọi nhiệm mầu ấy lại réo rắt ru tôi, vỗ về tôi trong tình yêu bất tuyệt, phả cho tôi niềm tin yêu, sức sống để cho tôi hồi phục, để cho tôi hồi sinh.

Thế là sau 30 năm bỏ nước ra đi, dù tôi mới chỉ là về thăm quê hương vài lần thôi, nỗi buồn trong tôi dần dần tan đi, quê hương như một liều thuốc bổ làm tôi thấy yêu đời trở lại…
Vào năm 2003 tôi cầm đàn, cầm bút trở lại và quyết tâm tiếp tục soạn nốt Kiều Ca. Tôi muốn Phần Ba sẽ là sự diễn tả cuộc đời điêu đứng của nàng Kiều.
Mở đầu là cảnh Cơn Gia Biến, vì có lời vu oan giá họa của thằng bán tơ khiến cho Vương Ông và Vương Quan bị bắt và Kiều phải bán mình để chuộc tội cho cha và cho anh.

Tới episode Tấm Lòng Kiều thì đó là đó là cảnh nàng Kiều ngồi khóc than trong đêm. Thúy Vân tới hỏi han thì Kiều kể chuyện đã thề bồi với chàng Kim, nay vì gia cảnh mà thất hứa với người tình. Kiều mời Thúy Vân ngồi xuống cho chị lạy em, nhờ em thay chị kết duyên với Kim Trọng.
Rồi tới màn Đã Bén Tay Phàm là cảnh Kiều bị thất thân với Mã Giám Sinh và tới cảnh Tú Bà, trong đó, Kiều bị đánh lừa, đánh đập và phải hành nghề trong nhà thanh lâu…

tranh Tú Bà
Sau những biến cố rồn rập tới với nàng Kiều là đoạn Lầu Ngưng Bích với nỗi buồn của một phụ nữ bị lâm vào cảnh oan nghiệt…

Phần này khác với hai phần trước ở chỗ có nhiều chuyện, có nhiều nhân vật, nhiều tình tiết trong khi Phần MộtPhần Hai chỉ là chuyện giữa hai người hoặc Kiều và Đạm Tiên, hoặc Kiều và Kim Trọng.
Về phần nhạc ngữ thì ở đây không còn là nhạc tả cảnh hay tả tình thuần túy mà mang tính chất nhạc sân khấu với nhạc đối thoại. Những cao trào đua nhau hiện ra rồi ngưng nghỉ ở một đoạn thoái trào nghĩa là trong căng thẳng cũng phải có lúc nguôi ngoai, trong khổ đau cũng phải có lúc hạnh phúc dù hạnh phúc đơn sơ đến mấy.
Thêm vào các ca sĩ quen thuộc của Minh Họa Kiều là một giọng hát có diễn tả của Anh Dũng trong vai Mã Giám Sinh. Vai Tú Bà cũng cần một ca sĩ của sân khấu nhưng vì chúng tôi chưa tìm được ai hát vai đó, cho nên đành phải nhờ Ái Vân.

Sau khi ra mắt tại báo Người Việt, tôi lại tiếp tục đi vài nơi trên thế giới như Westminster, Ca-USA, Connecticut, MA-USA, New York City, NY-USA, Berkeley-California, Toronto, Canada, Sydney Australia v.v…

Connecticut
New York City
Berkeley

Berkeley

Sydney

Happy New Lunar Year – ANY DREAM WILL DO

January 25, 2009

Năm mới xin tặng mọi người một vài bài hát thay cho lời chúc của Tiểu Đăng!

– ANY DREAM WILL DO
http://www.youtube.com/watch?v=aKHDpT26FGk

And in the east, the dawn was breaking
And the world was waking
Any dream will do

– DEFYING GRAVITY
http://www.youtube.com/watch?v=G1bcV6J8WgU

As someone told me lately
Everyone deserves a chance to fly!

– LOVE CHANGES EVERYTHING
http://www.youtube.com/watch?v=gnLE0N87T6k

Love,
Love changes everything:
Hands and faces,
Earth and sky,
Love,
Love changes everything:
How you live and
How you die

Minh Họa Truyện Kiều – Phần Hai

January 25, 2009

Phần Hai của MINH HOA KIỀU đã được tôi khởi soạn ngay trong những ngày tôi đem Phần Một đi phổ biến trên thế giới. Tôi còn nhớ đã ngồi trước piano để viết đoạn Người Đâu Gặp Gỡ Làm Chi tại nhà anh Đỗ Xuân Kiên ở London vào tháng 7 năm 1997, rồi tiếp tục soạn những đoạn sau tại nhà anh chị Lê Tất Luyện ở Paris. Rồi trong thực tế, tôi đã hoàn tất Phần Hai vào năm 1998, trong khi Duy Cường đang ở Việt Nam và đã thu thanh xong một số điệu hát, điệu ngâm của cô Thanh Ngoan để dùng trong nhạc phẩm này.

Chúng tôi đang dự định thu thanh Phần Hai thì vào đầu năm 1999, bỗng nhiên xẩy ra vụ nhà tôi bị ung thư phổi. Trong suốt 8 tháng trời, ngày và đêm, cả gia đình tôi thay phiên nhau lo việc săn sóc cho người bệnh. Rồi vào cuối tháng 8 năm 1999 thì nhà tôi mất.

Vừa chôn vợ xong, tới phiên tôi phải vào bệnh viện Long Beach để mổ tim. Cả tâm hồn lẫn thể xác tôi bị suy sụp nặng nề. Sau đó tôi không còn tha thiết đến sự sống nữa, nói chi tới chuyện nghệ thuật…

Dù mang nỗi buồn khó nguôi… tôi thấy rằng tôi cũng phải hoàn tất Phần Hai của MINH HỌA KIỀU. Tôi là người xưa nay rất coi trọng chữ TÍN. Phần này đã soạn xong thì phải thu thanh. Thu thanh xong rồi, có thể cũng không cần phải ra mắt quần chúng.

Như đã nói, Phần Một là phần Kiều gặp Đạm Tiên, tức là gặp số phận mình, số phận của những người tài hoa bạc số. Phần này dễ soạn. Phần Hai là phần Kiều gặp Kim Trọng, nghĩa là gặp tình yêu, nhưng là tình yêu không trọn vẹn. Từ khi nhớ nhung nhau, đi tìm nhau cho tới khi gặp nhau, tỏ tình với nhau, đôi người tình này không hề nắm tay nhau, kề vai nhau, ôm hôn nhau… thì khó cho tôi quá trong việc diễn tả ra bằng âm nhạc.

Tôi đành phải soáy vào việc đánh đàn của Kiều khi Kim Trọng ngỏ ý muốn nghe nhạc. Bốn khúc nhạc mà cụ Nguyễn Du chỉ cho chúng ta 4 cái tên là : Hán Sở Chiến Trường, Tư Mã Phượng Cầu, Kê Khang, Chiêu Quân thì bây giờ tôi — và nhất là Duy Cường — phải tạo ra bốn nhạc khúc đó. Phần Hai do đó không phải là nhạc tả cảnh, tả tình như trong Phần Một mà là nhạc tỏ tình, tỏ tài… Là nhạc tài tình chăng?

Mở đầu cho Phần Hai là cảnh hai người nhớ nhau, tìm nhau và gặp nhau.
Rồi tới cảnh Kiều tới thư phòng của Kim Trọng để tự tình, trao đổi kỷ vật, thề bồi với nhau…
Cảnh Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe và cảnh Kim Trọng được hung tin phải về Liễu Dương thọ tang.

Bố cục âm nhạc trong Phần Hai của Minh Họa Truyện Kiều cũng được chia ra ba hành điệu :
* Hành Điệu Một là những hành âm của cuộc đi tìm tình yêu của đôi người tình trẻ…
* Hành Điệu Hai là sự thổ lộ tài hoa của Kiều khi gặp người yêu…
* Hành Điệu Ba là sự trở lại nhạc đề một, đậm đà nhưng phần nào cay đắng khi hai người phải chia tay nhau…

Tôi lại đem CD Phần Hai của Minh Họa Kiều đi diễn tại Santa Ana, CALIFORNIA-USA, Saint Paul, MINNESOTA-USA, tại Paris-FRANCE, tại Tokyo-JAPAN, San Jose, CALIFORNIA-USA, Oklohama City, OKLOHAMA- USA, Orlando, FLORIDA-USA, Toronto, CANADA, Atlanta, GEORGIA và Washington D.C-USA…

Báo Người Việt – Westminster CA
Saint Paul, MN
Minneapolis
Paris – trong nhà Lê Tất Luyện
Thụy Khuê và PD
Tokyo
Japan
Nhật Bản
Oklohama City
Florida
Toronto
Atlanta
Washington D.C

Minh Họa Truyện Kiều – Phần Một

January 24, 2009

Vào khoảng năm 1988, sau giai đoạn soạn nhạc tình cảm là nhạc giao tình giữa con người và con người, nhạc xã hội là loại nhạc nối liền con người vào quê hương đất nước… tôi nghĩ rằng tôi phải soạn nhạc tâm linh là loại nhạc dẫn con người vào cõi tâm. Nếu nhạc tình cảm và nhạc xã hội (qua những hình thức như đoản khúc, chương khúc), phần nhiều là nhạc hiện thực thì nhạc tâm linh sẽ phải là nhạc siêu nhiên, siêu thực hay ẩn dụ (dưới những thể tài tổ khúc, trường khúc). Tôi khởi đầu bằng 10 Bài Rong Ca (1988), Bầy Chim Bỏ Xứ và Hồi Xứ (1990), 10 Bài Thiền Ca rồi Trường Ca Hàn Mặc Tử (1993).

Tới năm 1997-98, tôi bỗng có ý kiến táo bạo là phổ nhạc truyện thơ Đoạn Trường Tâm Thanh tức là truyên Kim Vân Kiều của cụ Nguyễn Du. Tôi cũng muốn kết thúc cuộc đời ca nhân khá dài của mình, bằng một nhạc phẩm lớn, mang cao vọng thăng hoa được con đường dân ca tôi đã chọn từ khi mới nhập cuộc đàn ca.

Tôi chọn Truyện Kiều của Nguyễn Du để làm tác phẩm cuối đời vì thi phẩm này tiêu biểu cho tâm thức Việt Nam trong khi tôi đã giã từ loại nhạc thế tục để đi vào loại nhạc tâm linh. Tôi còn muốn trung thành với lý tưởng điều hợp xã hội bằng âm nhạc cho nên tôi muốn dùng lời thơ vĩ đại của Tố Như và nét nhạc nhỏ nhoi của tôi để làm nơi tự tình cho những ai đã chót lìa nhau, đã chót xa nhau hơn nửa thế kỷ.

Trước hết, tôi đi thăm Trung Quốc, tới những nơi mà cụ Nguyễn Du có thể đã đi qua như Sông Tiền Đường, Hàng Châu, Liêu Dương, Lâm Truy v.v…

Vạn Lý Trường Thành

Tượng thời Hán

Sông Tiền Đường

Lục Hòa Tháp

Chùa cổ

Hàng Châu

Trở về Thị Trấn Giữa Đàng (Midway City CA), tôi dành nhiều ngày và đêm đọc lại Truyện Kiều. Rồi tôi quyết định Minh Họa Kiều của tôi, vì là on stage music nên sẽ gồm có nhiều cảnh trí (tableau musical) có thể trình diễn trên sân khấu :
a) theo sự tùy hứng chọn lọc, hoặc
b) theo trình tự của truyện Kiều, nghĩa là từ cảnh giáo đầu (prologue) tới cảnh Kiều du xuân, gặp mồ vô chủ gặp hồn ma Đạm Tiên, rồi gặp Kim Trọng trong Phần Một

Rồi tiến tới Phần Hai là cảnh hai người nhớ nhau, tìm nhau, gặp nhau tới cảnh trao đổi kỷ vật, thề bồi với nhau… cảnh Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe và cảnh Kim Trọng được hung tin phải về Liễu Dương thọ tang.

Qua Phần Ba là cảnh gia biến gây nên bởi sự vu cáo của thằng bán tơ và cảnh một lũ sai nha tới nhà họ Vương lục soát, phá phách và cướp của, Kiều phải bán mình để có tiền chuộc cha. Rồi cảnh Kiều bị Mã Giám Sinh cưỡng hiếp trước khi trao Kiều cho Tú Bà…

Phần Bốn sẽ là những episodes gặp gỡ của Kiều với Thúc Sinh và Từ Hải…

Đoạn kết (epilogue) sẽ là việc Kiều gieo mình xuống sông Tiền Đường…

Tôi chỉ dùng một số câu thơ trong Đoạn Trường Tân Thanh để đưa ra bốn cảnh ngộ của Nàng Kiều. Nhạc phẩm phải được gọi là những bức minh họa — illustration nghĩa là hiển dương, làm tăng thêm vẻ đẹp sẵn có của thi phẩm, làm cho thơ có thêm mầu sắc, có thêm tầm vóc. Một ví dụ nhỏ là trong thơ, cụ Nguyễn Du chỉ có 6 chữ (hay 8 chữ) để tả cảnh hay tả tình như : Cỏ non xanh ngát chân trời hay Buồn trông cửa bể chiều hôm… thì bây giờ trong nhạc, tôi và con tôi là Duy Cường phải dùng giai điệu và hoà điệu để mô tả cái cánh đồng cỏ non của ngày Xuân ấy… hay tả nỗi buồn của Nàng Kiều trước lầu Ngưng Bích.

Về phần nhạc thuật, trong công việc đưa nhạc Việt Nam từ hình thức đơn điệu (monophonic) lên hình thức đa điệu (polyphonic) mà chúng tôi thử thách trong mười năm qua, bây giờ việc này mới tạm được coi như khá ổn thỏa. Đó là nhờ ở công phu của Duy Cường, trong gần hai năm, đã đi đi về về Việt Nam/USA… để lấy mẫu (sampling) hầu hết các âm thanh của nhạc cụ dân tộc rồi áp dụng vào nhạc phẩm Minh Họa Kiều này. Duy Cường còn thu thanh vài giọng ngâm rất cổ để cho vào tác phẩm cùng với những âm sắc của nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, đàn nguyệt, đàn bầu, trống phách… hoà vào âm thanh của các nhạc cụ Tây Phương. Làm công việc giao hưởng gi
a lối ngâm xưa và lối hát bây giờ, giữa nhạc cụ cổ truyền và nhạc cụ tân thời, nhất là với khả năng phi thưòng của computer chúng tôi mời người nghe đi ngược dĩ vãng 200 năm rồi đi tới tương lai cũng 200 năm đang tới…

Phạm Duy và Duy Cường

Vì tự thấy mình đã cao tuổi, không có thời gian chờ đợi soạn đầy đủ bốn phần rồi mới cho thu thanh, tôi cho thực hiện ngay đoạn Giáo Đầu Phần Một của Minh Họa Kiều để ra mắt khán thính giả. Các đoạn này đã do những giọng hát của Ái Vân, Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Quang và Tuấn Ngọc trình bày. Phần ngâm thơ do Thanh Ngoan (Hà Nội) và Ái Vân (San Jose) phụ trách.

Đối với tôi, Phần Một tương đối dễ soạn. Trước hết, theo truyền thống nhạc sân khấu, phải có đoạn giáo đầu với mục đích giới thiệu đầy đủ không gian (cánh đồng mùa Xuân), thời gian (Gia Tĩnh Triều Minh) và nhân vật (Vương Quan, Thúy Kiều, Thúy Vân).

Tới Episode Kiều Du Xuân với cảnh ba chị em Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan cùng đám đông đi tảo mộ, rồi Kiều gặp một nấm mồ vô chủ. Hỏi mộ của ai thì Vương Quan kể cho chị nghe cuộc đời của Đạm Tiên, vốn là một ca nhi nổi danh tài sắc một thời, làm say đắm biết bao nhiêu khách làng chơi, nhưng kiếp nàng là kiếp hồng nhan, kiếp mong manh, kiếp hoa nửa chừng xuân thoắt gẫy cành… chết đi rồi thì không còn ai nhớ tới nữa. Tôi cố tình nhấn mạnh tới “người khách lạ”, là một nhân vật rất hữu tình trong truyện Kiều.Thúy Kiều cảm thương người xấu số và tiên đoán được phận mình. Nàng đốt hương khấn vái người đã chết, rồi rút trâm vạch lên cây một bài thơ tặng cho người bạc mệnh.

Tột đỉnh của đoạn Kiều Du Xuân là đoạn hồn ma hiện ra. như để tạ tấm lòng tri kỷ của Nàng Kiều. Nhạc từ hiện thực chuyển qua siêu thực. Đạm Tiên đã xuất hiện rồi sẽ biến đi, khiến Kiều hồn thơ lai láng, lại vạch trên cây một bài thơ nữa…

Nhạc trình (marche melodique) xuống dần dần, êm ả dần dần để sẽ kết thúc với việc nàng Kiều gặp chàng Kim.

Như vậy, bố cục âm nhạc trong Phần Một của Minh Họa Truyện Kiều được chia ra ba hành điệu :
* Hành Điệu Một là những hành âm của cuộc du Xuân, khoan thai, trong sáng rồi cuốn nhanh như tiếng cười giòn giã, biểu hiện một thời Xuân của đời Kiều…
* Hành Điệu Hai là sự hoang mang, nghẹn ngào… biểu hiện những xúc động đầu đời về thân phận mình khi Kiều gặp hồn ma Đạm Tiên.
* Hành Điệu Ba là sự trở lại nhạc đề một, êm đềm tươi sáng… khi Kim Trọng xuất hiện ở cuối cuộc du Xuân.

Trong thi phẩm KIM VÂN KIỀU của Nguyễn Du do tôi phổ nhạc, đây là phần duy nhất có phong vị cuộc sống tươi vui trọn vẹn.


Vào chiều thứ Bảy ngày 19 tháng 4 năm 1997, tôi hân hạnh cho ra mắt một phần của bốn bức minh họa truyện Kiều bằng âm nhạc tại nhà tôi.
Thanh Tuệ, Doãn Quốc Sĩ…
Thái Thanh

Sau đó là việc tôi đi lưu diễn nhiều nơi trên thế giới với Phần Một của nhạc phẩm này. Đó là tại những thị trấn như Vancouver-CANADA, London- ENGLAND, Amsterdam-NETHERLAND, tại thành phố Saint Paul-MINNESOTA, Hamburg-GERMANY v.v…

Vancouver
London
Holland
Paris
Hamburg

Trên đồi xuân

January 20, 2009

Lời bài hát tuyệt đẹp! Có cái gì đó dè dặt, thướt tha như khi một cô gái xuân mở cửa khuê phòng, lại có một nét ngạc nhiên thích thú rất ý nhị trong từng cách dùng từ. Giọng ca Ái Vân thanh thoát mà vẫn có một nét gì đó rất Việt Nam, khiến nhạc cảnh có nhiều giá trị hơn là một màn vũ ballet đơn thuần

Dàn diễn viên lý tưởng cho Kiều Ca

January 10, 2009

Bắt gặp trên blog của ca sĩ Đức Tuấn (KLN) một cuộc tranh luận khá thú vị về những vai hát trong Kiều Ca (Minh Hoạ Kiều) của nhạc sĩ Phạm Duy, nếu dựng ở Việt Nam thì ca sĩ nào sẽ hợp với nhân vật nào nhất.

Trong cuộc tranh luận này, chúng ta sẽ bắt gặp những nhà “nhạc học” sau: dedoroixem, Ha, Vi mụp, AN NHIEN, Ban Mai, Ying, Phạm Duy Fan, Victorbeng, KLN

Ý kiến được tán thành nhất (của chị dedoroixem) là Đức Tuấn (KLN) đóng vai Kim Trọng lẫn Mã Giám Sinh. Thuý Kiều thì chưa chọn được, trong những CD thu tại hải ngoại, vai này do nữ ca sĩ Ái Vân hát rất hợp, vì là con nhà nòi, trước đó lại đã diễn qua các nhạc cảnh khác của Phạm Duy rồi. Ở Việt Nam khó có ai được như cô. Một ý kiến nổi trội là cho Mai Khôi vào vai này, do tại bài Cỏ Hồng do cô và Đức Tuấn hát để tiếng quá, nhưng anh Victor đã cực lực phản đối vì nếu được như cô thì Thuý Kiều sống vui quá rồi, không phải là Đoạn trường nữa (có lẽ là Nhuận trường Tân thanh chăng?)

– dedoroixem: Tuấn này, chị đã nghe Minh Hoạ Kiều, phải nói là tuyệt. Âm nhạc rất hợp để dựng thành musical play, cậu em hát vai Kim Trọng sẽ hay đấy. Tuấn nói ns PD ráng làm đi, sẽ là tác phẩm để đời. (Wed Jan 07 10:16am ICT)

– Ha: Hay lam chi oi. Em dang hoi ai se hop ca ve ca, dien, sac de vai nang Kieu cho xung voi KTrong (do KLN thu vai)

– Vi mụp: anh Tuấn hợp kim trọng hay từ hải..?

– dedoroixem: Oops, phải né trước khi nói…Mai Khôi đóng vai Kiều vì MK và T hot qúa trong CH hihi..(sợ trúng đạn, núp xuống gầm bàn rùi hehehe) @Vi: sao ko đề nghi luôn vai Mã Giám Sinh hahaha

– AN NHIEN: anh Tuấn hợp Kim Trọng ^^ hix hix Mai Khôi mà là Kiều ạ??? hix hix hok chịu đâu. Thanh Thúy là Kiều đi ạ, giọng chị Thúy cao…Hà Hồ thì khàn…

– Vi mụp: thúy kiều là 1 nhân vật khó đoán =.= chọn nhân vật góc cạnh thì ko đc, mà chọn nhân vật dịu dàng quá cũng ko đc…… còn anh tứn vai MGS… nói ko phải khen, hợp thiệc :X:X:X…

– dedoroixem: hihihi may rau, toc tai nhan nhui, ao quan banh bao hahaha

– Ha: Bảng phân vai như sau : Mày râu nhẵn… Lúc này vai MGS thì hợp. Tóc dài ra vai KT hợp. MK vai TKieu lúc bị bắt vào lầu xanh thì may ra hợp. Thu Minh cá tính vai Hoạn Thư. Chị Siu vai Tú Bà. Khánh Linh vai Thuý Vân (luyện tập nhiều sẽ giảm cân). Vẫn còn đang tìm vai TKiều.

– dedoroixem: @Vi: bởi chị mới đề nghị MK…cho may anh chit hết

– Vi mụp: MK vai Tú bà 😐 😐 :|!!!!

– Victorbeng: Anh kịch lịch phản đối để MK đóng vai Tú bà. Vì như vậy càng làm cho việc lựa chọn Thúy Kiều đi vào ngõ cụt. Khách làng chơi sẽ đổ xô bám Tú bà mất ** Thúy Kiều sẽ bị ế xưng và cụ Du sẽ rất là buồn !!! MK cũng ko thể đóng Kiều ở lầu Ngưng Bích vì ko tưởng tượng đc điều gì sẽ xảy ra nếu Kiều “cực hot, cực kool” và một chút “quá khích” như trong CH… Lúc đó Kiều đã trở thành idol rồi, có còn ý định tự tử ko nhỉ !!!

– KLN: trùi, KLN thích đóng nhiều vai một lúc, vì Kim Trọng diễn có chút xíu hihihi. thúy kiều cũng phải đổi nhiều ca sĩ thôi vì trãi qua nhiều giai đoạn của cuộc đời quá

– dedoroixem: Thi day, KLN dong vai KT va MGS rui. Ve TKieu, chi chua nghi ra ai o VN toan ven xuyen suot cho vai nay. Ai Van la best candidate ve tai, sac. Lon tuoi roi ma con dep qua, hat va dien xuat rat hay

– Vi mụp: p.s: tại vì TK là 1 cô gái bình thường nhưng ko tầm thường! Giống như hồi đó lựa Christine đó…. (câu này không hiểu lắm, có lẽ là nói đến việc lựa diễn viên cho vai Christine trong vở Phantom of the Opera – nhưng vở này được tác giả viết tặng vợ là Sarah Brightman, vai Christine là do Sarah diễn luôn rồi, đâu cần lựa? Có lẽ nói đến bản phim năm 2004)

– Ban Mai: hm, ban đầu e cũng nghĩ KT diễn ít quá, ko thích.:D thực ra KT ko có cá tính mấy 😀 , diễn ko đã 😀 (KT là Kim Trọng)

– Ying: không có chi đâu cậu em ui, you’re welcome( ký tên : ddrx ) (Tới khúc này mọi ngừơi trong nhóm chơi trò giả danh nhau, một hồi Tiểu Đăng cũng nhảy vào làm luôn)

– Ban Mai: “giả danh trắng trợn :)) chữ Ying to uỵch thế kia :))” (kí tên: victor)

– AN NHIEN: ^^

– Vi mụp: ko sao đâu, mọi người cứ giả danh nhau thế đi cho vui. hihi
hih [ký tên : KLN]

– Vi mụp: em Vi thật là dễ thương [ ký tên: ddrx,KLN, Ying, An nhien, Ban Mai, Victor] phù

– Ying: trùi ui, chủ nhà mới dễ thương nhất chứ [ ký tên : KLN ]

– KLN: dung rui, chu nha moi de thuong nhat (nhắc lại, KLN là tên hiệu bí xị, à không, bí mật của Đức Tuấn )

– dedoroixem: thoi vay [KLN] de toc dai ra xin vai TKieu luon di..Giam can, make up.. nhin xa cung dang TK day…

– Tiểu Đăng: Vui quá, em tham gia nữa nhé. TK thì đúng là Ái Vân đóng quá hợp, nhất là phần 3. Nhưng a KLN muốn đóng cũng được. Hay là a tự thu cả CD đi rồi dùng chương trình chỉnh các giọng khác nhau [Ký tên: victor]

– Tiểu Đăng: Ừm, ý kiến ngộ đấy [Ký tên: đđrx]

– Tiểu Đăng: Thôi hổng chịu, chủ nhà chỉ đóng vai chính diện thôi, không đóng MGS, SK, TB… [ký tên: KLN]

– Ying: hahahah, vậy chú đóng vai Thúc Sinh nhé !!! [ký tên: Ying lão bà bà]

– Vi mụp: đồng ý Ying à [ký tên: KLN] , nhưng ai sẽ đóng Hoạn Thư [ ký tên: mọi ng`]?

– Ying: Hoạn Thư đề nghị cho MSs Chanh là hợp nhất 😀 [ký tên Ying Thiên Sơn đồng lão]

– Vi mụp: nhưng cô ý ko trẻ lắm 😛 [ ký tên: em Vi thổn thức :-s]

– Tiểu Đăng: Thúc Sinh chọn người giọng yếu thôi được rồi, cái đó đúng với bản tính. Nhưng dù yếu thì giọng cũng phải có cảm xúc [Ký tên: Phạm Duy Fan] (cái này thì trở lại giả danh… chính mình )

– Ying: mình thích đóng vai Thúc Sinh lắm lắm cơ [ ký tên : KLN ] =))


(ảnh tặng kèm: kiểu tóc mới của Đức Tuấn)

Notre Dame de Paris – đỉnh cao âm nhạc Pháp

January 3, 2009

Được xem là vở nhạc kịch thành công nhất của Pháp từ thập niên 80 trở lại đây, Notre Dame de Paris thực sự là một sự kết hợp tuyệt vời giữa âm nhạc, vũ đạo và diễn xuất.

Không cần phải giới thiệu dài dòng, dưới đây Tiểu Đăng mời các bạn xem online vở nhạc kịch này trên Youtube. Notre Dame de Paris gồm hai hồi, tổng cộng 48 cảnh. Những bài hát hay nhất (theo ý riêng) đã được tô đậm và để màu xanh.

ACT I
*
1 Temps de Catedrali
http://www.youtube.com/watch?v=L24vaxNH91w
2 Les Sans Papiers
http://www.youtube.com/watch?v=U5vNha50j9w
3 Intervention De Frollo
http://www.youtube.com/watch?v=a5jvIf9uu4g
4 Bohemienne
http://www.youtube.com/watch?v=FICutFuEIgg
5 Esmeralda Tu Sais
http://www.youtube.com/watch?v=LqaomaGGo9s
6 Ces diamants-la
http://www.youtube.com/watch?v=hxD-sJIQpxk
7 La Fete Des Fous
http://www.youtube.com/watch?v=Wplz02VtuhI
8 Le Pape Des Fous
http://www.youtube.com/watch?v=8vCSY9OKzZA
9 La Sorcière
http://www.youtube.com/watch?v=UHrZmZ1OJX4
10 L’enfant Trouve
http://www.youtube.com/watch?v=Cz5uZiAsRFQ
11 Les Portes de Paris
http://www.youtube.com/watch?v=zkbheXt3jKs
12 Tentative D’enlevement
http://www.youtube.com/watch?v=gdpYta-XsRM
13 La Cour Des Miracles
http://www.youtube.com/watch?v=CmTaOV7DVq8
14 Le Mot Phoebus
http://www.youtube.com/watch?v=39vjgORoNUA
15 Beau Comme Le Soleil
http://www.youtube.com/watch?v=HfkQQxU8t5M
16 Dechire
http://www.youtube.com/watch?v=r7vN2RL0te4
17 Anarkia
http://www.youtube.com/watch?v=S0sGpSBzuLg
18 A Boire
http://www.youtube.com/watch?v=9GVDFhPhA3U
19 Belle
http://www.youtube.com/watch?v=aBXeXBpTVOk
20 Ma Maison C’est Ta Maison
http://www.youtube.com/watch?v=HZiG_TkcNvg
21 Ave Maria Paien
http://www.youtube.com/watch?v=UY30Qgj6LJM
22 Je Sens Ma Vie Qui Bascule
http://www.youtube.com/watch?v=0h3WdFScQ6E
23 Tu Vas Me Detruire
http://www.youtube.com/watch?v=0h3WdFScQ6E
24 L’ombre
http://www.youtube.com/watch?v=e9haieFFtzk
25 Le Val D’amour
http://www.youtube.com/watch?v=GUQrt2i3mbQ

ACT II
*
1 Florence
http://www.youtube.com/watch?v=7mPFOvHa0E4
2 Les Cloches
http://www.youtube.com/watch?v=pbKYksxeXh8
3 Ou Est-Elle
http://www.youtube.com/watch?v=u-sIywUWBIg
4 Les Oiseaux Qu’on Met En Cage
http://www.youtube.com/watch?v=o-rW05O09tA
5 Condamnes
http://www.youtube.com/watch?v=jDjFeWrqk3s
6 Le Proces
http://www.youtube.com/watch?v=TStXNd_xC80
7 La Torture
http://www.youtube.com/watch?v=LkjuTYnSvdM
8 Phoebus
http://www.youtube.com/watch?v=e5i8UvBPkwQ
9 Etre Pretre Et Aimer Une Fe
http://www.youtube.com/watch?v=7hH4JA_ezv4
10 La Monture
http://www.youtube.com/watch?v=3j6AcpwYf-U
11 Je Reviens Vers Toi
http://www.youtube.com/watch?v=qIhzJ4ys2QI
12 Visite De Frollo Esmeralda
http://www.youtube.com/watch?v=N3rkN-PjqVU
13 Un Matin, Tu Dansais
http://www.youtube.com/watch?v=5-Y-A33jIaE
14 Liberes
http://www.youtube.com/watch?v=Geg1vd_ImKg
15 Lune
http://www.youtube.com/watch?v=1hClC3Ev17A
16 Je Te Laisse Un Sifflet
http://www.youtube.com/watch?v=eBYQKR4dF3M
17 Dieu Que Le Monde Est Injuste
http://www.youtube.com/watch?v=mFnquo2neqs
18 Vivre
http://www.youtube.com/watch?v=u_QoESuLBLQ
19 L’attaque De Notre-Dame
http://www.youtube.com/watch?v=RRVeyvg2808
20 Deportes
http://www.youtube.com/watch?v=l6OKChX-qV0
21 Mon Maitre, Mon Sauveur
http://www.youtube.com/watch?v=HXUr2I7zcMg
22 Donnez-La Moi
http://www.youtube.com/watch?v=RIUgcU34aMU
23 Danse Mon Esmeralda
http://www.youtube.com/watch?v=M2OnxTL0VSg
24 The Finale
http://www.youtube.com/watch?v=sEfmoMt2R2c

Thông tin chi tiết về vở nhạc kịch này mọi người có thể xem ở đây
http://en.wikipedia.org/wiki/Notre_Dame_de_Paris_(musical)

Còn đây là một vài video và audio của vở

NOTRE DAME DE PARIS – French Proshot – Official DVD
October 1999 – Paris (Palais des congrès)
Helene Segara (Esmeralda), Daniel Lavoie (Frollo), Bruno Pelletier (Gringoire), Garou (Quasimodo), Patrick Fiori (Phoebus), Luck Mervil (Clopin), Julie Zanatti (Fleur de Lys).
http://www.megaupload.com/?d=F727K46S
http://www.megaupload.com/?d=ANTVILX7
http://www.megaupload.com/?d=S24L9I59
http://www.megaupload.com/?d=2134MW6A

OFFICIAL ORIGINAL FRENCH CD
http://rapidshare.com/files/101747539/Dame2cd.part1.rar
http://rapidshare.com/files/101748336/Dame2cd.part2.rar

OFFICIAL ENGLISH VERSION CD
http://rapidshare.com/files/96985496/nddpe.part1.rar
http://rapidshare.com/files/96985691/nddpe.part2.rar