Phạm Duy vs Trịnh Công Sơn [2]

[…] ta thử làm một sự so sánh giữa hai loại ca từ của PD và TCS. Nhận xét về nhạc TCS, PD viết: “…Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác lẫn hồn thơ, nghe bảng lảng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa (Hồi ký Phạm Duy). Đúng như thế, ca từ của TCS trừu tượng, siêu hình, đầy tính cách tân. Các thuật ngữ triết lý được sử dụng thoải mái. Kết cấu ca từ rối rắm, không nhằm chuyển nghĩa, mà nhằm phá vỡ những quy ước ngữ nghĩa bình thường. Nói chung, người ta khó kiếm thấy dấu vết của hiện thực trong ca từ của TCS, nhất là trong những bài ca về tình yêu và thân phận (1). Hay nếu có chăng thì chúng cũng biến dạng đi đến chỗ dị dạng: dài tay em mấy, vết lăn trầm, ru em từng ngón xuân nồng…Ngược lại, ca từ của PD thấm đẫm hiện thực. Trong lúc TCS chỉ mượn cái danh, cái tên của sự vật thì PD, trong rất nhiều bài hát, mang sự vật và sự việc và nhân dáng và khung cảnh vào trong ca từ hầu như nguyên vẹn về mặt ý nghĩa.
Bàn tay của TCS chẳng hạn chẳng hề có ý nghĩa của một bàn tay thực sự:
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Trong lúc PD:
Bàn tay đưa anh ra khỏi đời rồi
Ở TCS, nắng thì:
– Lùa nắng cho buồn vào tóc em
– Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay
Còn PD:
– Nắng vàng hoe
– Hoa cười cùng tia nắng vàng son
Mưa và mùa hạ ở TCS:
Em đứng lên gọi mưa vào hạ
Từng cơn mưa, từng cơn mưa, mưa lạnh lùng dưới chân ngà
(Em chẳng hề “đứng lên” và cũng chẳng hề “gọi mưa vào hạ”)
PD:
Hạt mưa, mưa rơi tí tách/Mưa tuôn dưới vách, mưa xuyên qua mành
Ngày tháng hạ mênh mông buồn/Lòng vắng vẻ như sân trường

Nhân đây, tò mò, ta thử đối chiếu hai bài hát của hai ông có nội dung gần giống nhau: “Huyền sử ca một người mang tên Quốc” (PD) và “Hát cho một người nằm xuống” (TCS). Cả hai đều nói về người phi công tử nạn, một là trung tá Phạm Phú Quốc bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc (1965), và một là đại tá Lưu Kim Cương, bị ném bom lầm chết ở Chợ Lớn (1968). Vài trích đoạn dưới đây, tôi xếp theo ý nghĩa tương tự để dễ đối chiếu ( không theo thứ tự của mỗi bản nhạc)

Huyền sử ca một người mang tên Quốc Hát cho một người nằm xuống.
(PD) (TCS)

Đặt tên cho anh, anh là Quốc Anh nằm xuống, sau một lần đã đến đây
Đặt tên cho anh anh là nước Đã vui chơi trong cuộc đời này
… Trời xanh bao la mở cánh cửa mời Đã bay cao trong vòm trời này
Từ anh lên cao, anh là nắng ….Bầu trời nào đó, anh đã bay qua
Là trăng hay sao anh nhìn xuống

Anh Quốc ơi! Từ nay trong gió xa khơi Rồi từ đó, trong trời rộng đã vắng anh
Từ nay trong đám mây trôi Như cánh chim bỏ rừng như trái tim bỏ tình
Có hồn anh trong cõi hồn tôi Nơi đây một lần nhìn anh đến
Nhưng xót xa đành nói cùng hư không

Chiều nao anh đi làm kiếp người hùng Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên
Chiều nao thương ôi rụng cánh đại bàng Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
Chiều nao anh đi anh về đất Đất ôm anh đi về cội nguồn
Chiều nao anh đi anh về nước
Chiều nao huy hoàng, bụi hồng bay khắp
không gian

Đời sinh ta ra ta là cát Anh nằm xuống sau một lần vào viễn du
Đời đưa ta đi ta về đất Đưa con xưa nay trở về nhà
Và anh đã về, một chiều anh đã về quê Đất hoang vu khép lại hẹn hò

Nói chung, hai bài hát về mặt ý nghĩa không có gì khác nhau lắm, từ cách mô tả người phi công, cái chết và nỗi thương tiếc kẻ đã khuất. Nhưng hai cách diễn đạt khác nhau, từ lối sử dụng từ ngữ cho đến các ý niệm và hình ảnh. “Hát cho một người nằm xuống” không mang không khí “siêu thực” như nhiều bài khác. Dẫu vậy, tuy viết về một cá nhân cụ thể, TCS không nhằm bày tỏ về cá nhân đó mà bày tỏ về một thân phận. Anh đẩy cái chết thành triết lý. Hay nói một cách khác, từ cái chết của một con người cụ thể, TCS triết lý về cuộc tử sinh. Trong lúc đó, ca từ của PD có tính cách trực tiếp, cụ thể. Nói chung, dù dùng nhiều ví von và biểu tượng, ca từ của PD bám vào hiện thực, hiện thực ngoại giới và hiện thực tâm lý. PD nói về một con người có thật, có tên tuổi và bày tỏ lòng ngưỡng mộ với những gì người đó hoàn thành […]

________________________________________________________________________

Loạt bài này đã được bắt đầu từ lâu, nhưng thời gian qua vì bận nhiều việc nên mình bỏ ngỏ. Cho đến giờ vẫn còn… bận, nên xin phép mượn một phần trong bài “Tính hiện thực trong ca từ Phạm Duy” của Trần Hữu Thực để nối tiếp.

Tags:

15 Responses to “Phạm Duy vs Trịnh Công Sơn [2]”

  1. [deleted] Says:

    Phạm Duy vs Trịnh Công Sơn [2]. Theo tôi thấy chữ vs, viết tắt cuả versus, có nghiã là chống đối, chống lại, chọi với… Thì với tưạ đề muốn so sánh 2 nhạc sĩ, thì không được chỉnh, dễ gây hiểu lầm. Thay vì xài chữ cp. (viết tắt cuả so sánh compare) thì thích hợp hơn :
    Phạm Duy cp. Trịnh công Sơn.

  2. Khoabankies Says:

    Thứ nhất, anh đã nhắc lại là dù có khác nhau, nhưng không nên dùng chữ “vs” như thế, vẫn còn nhiều từ khác để em diễn tả một cuộc so sánh nho nhỏ mà ^^
    Thứ hai, anh muốn xem em so sánh nhạc Phạm Duy với những bài trong tập “Da Vàng”, làm thử xem chú em ^^
    Thứ ba, anh vẫn luôn cho là hai con người ấy, họ tiếp cận nghệ thuật theo những hướng khác nhau, nhưng cả hai đều đã đi tới những mảng sâu kín nhất của nghệ thuật, cứ ví như họ đang leo núi đi, mỗi người chọn một đỉnh núi cho mình. Công tâm mà xét, họ đều đã bước chân lên đỉnh – của riêng mỗi người ^^
    Thứ tư, với anh,. nhạc Phạm Duy là cái hồn của âm nhạc dân tộc Việt Nam, ông đã rất tuyệt vời trong nghệ thuật, và dĩ nhiên, cái tuyệt vời ấy, chẳng cần phải so sánh với ai thì nó cũng đầy đủ giá trị lắm rồi ^^
    Thứ năm, anh cho rằng không nên tạo thêm khỏang cách cũng như sự chia rẽ giữa Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, anh lại nói, hãy cứ nghe nhạc cho “đã” cái tâm hồn ^^

  3. Khoabankies Says:

    Nếu phải viết, anh sẽ chọn tiêu đề là “những góc nhìn khác nhau trong âm nhạc TCS và Phạm Duy”, hay đại lọai vậy.
    Khi so sánh, không ai dùng từ như em, quá đề cao một người, và không công tâm với người còn lại.
    Anh chỉ có ý thế thôi, nếu cần, em hãy coi như ý kiến anh là một cái gì đó lạc lõng với cách làm một Phạm Duy Fan của em 🙂

  4. Tiểu Đăng - Phạm Duy Fan Says:

    – Thu nhat, nho anh cho em 1 vi du ve “nhieu tu khac” cua anh 😛
    – Thu hai, em co cam hung voi bai nao thi em so sanh bai do –> Em khong phai chuyen gia 🙂
    – Thu ba, bai tren da noi y nay, va em thi chua bao gio di nguoc lai y nay 😉
    – Thu tu, em so sanh de thay 2 nguoi deu tuyet chu khong phai 1 😀
    – Thu nam, tu ky 1 toi gio hau nhu chua co “khoang cach” nao (chi co anh de y thoi) :))

  5. stenop Says:

    anh Khoa ắt là lo xa ..chứ em thấy bài vs của anh Trình là tôn vinh hai vẻ đẹp khác nhau tuy hai mà môtj tuy một mà hai í mà …giống như vẻ đẹp tiếng hát Lệ Thu và Khánh Ly vậy ..tuy giống mà khác, khác mà giống

  6. [deleted] Says:

    http://www.amazon.com/Phantom-Opera-Two-Disc-Special/dp/B0007TKNL0
    Đây là điạ chỉ mua DVD online Phantom of the opera, Tiểu Đăng tham khảo thử chỗ mua này coi có được hay không?

  7. Tiểu Đăng - Phạm Duy Fan Says:

    @AK: Ôi, anh lại “giận lẫy” nưã rồi 😛

  8. Tiểu Đăng - Phạm Duy Fan Says:

    @bác SaigonOne: Cám ơn bác, cháu sẽ chú ý lần sau 🙂

  9. Long_depgiai Says:

    So sánh Phạm Duy và bác Trịnh thì hơi khập khiễng đấy. Đã vậy còn cho 2 bác “vs” với nhau nữa. “Hô hô hô”. Nhưng mà so sánh những điểm tương đồng, sao e ko so sánh những điểm ko tương đồng xem. Không chừng còn nhiều cái hay

  10. Đồng xanh Says:

    mấy năm nay tớ hết thấy Trịnh Công Sơn hay, thỉnh thoảng có thấy hay cũng là vì kỷ niệm 🙂

  11. Đồng xanh Says:

    cũng tại nhiều người thích quá nên anh…hết thích hêh.

  12. Tiểu Đăng - Phạm Duy Fan Says:

    @SaigonOne: Cám ơn bác, nhưng đó là bản movie, còn bản musical hình như ra lâu rồi, cháu kiếm hoài không thấy 🙂 Thôi hy vọng mai mốt được qua Broadway coi luôn

  13. Tiểu Đăng - Phạm Duy Fan Says:

    @chồn hôi: Chắc tại ca sĩ cứ hát hoài một số bài, hoặc gói gọn trong một số kiểu hòa âm? Nhạc Trịnh thì em thích nghe Khánh Ly và Quang Dũng hát nhất

  14. VO_DANH Says:

    Góp ý cho Tiểu Đăng chút.Nghe nhạc Trịnh nên nghe Khánh Ly(chuyện này thừa)nếu e thích nghe Quang Dũng thì tốt hơn nghe Tuấn Ngọc hát.QD bắt chước mà ko biết ngượng.Đã vậy còn phát biểu lung tung, nói là bác Trịnh từng sáng tác 1 bài cho him. Nghe mà bực.Hì hì

  15. Tiểu Đăng - Phạm Duy Fan Says:

    ^_^

Leave a reply to Tiểu Đăng - Phạm Duy Fan Cancel reply